Để bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm thì tác phẩm đó phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Chi tiết về điều kiện bảo hộ quyền tác giả Luật Trí tuệ sẽ nêu cụ thể trong bài viết này.
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Tác phẩm phải do trực tiếp tác giả, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sáng tạo ra mà không sao chép hay tham khảo từ tác phẩm của người khác;
– Tác phẩm phải được thể hiện thể hiện dưới dạng viết, hình ảnh, thước phim,…;
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm:
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Điều kiện bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
– Tác phẩm phải do trực tiếp tác giả, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sáng tạo ra mà không sao chép hay tham khảo từ tác phẩm của người khác;
– Tác phẩm phải được thể hiện thể hiện dưới dạng viết, hình ảnh, thước phim,…;
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm:
+ Người biểu diễn;
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn;
+ Tổ chức, cá nhân là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình;
+ Tổ chức phát sóng.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì các loại hình tác phẩm sau đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh;
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Căn cứ tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các đối tượng được bảo hộ quyền liên quan như sau:
– Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
– Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
– Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
– Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên;
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất có quốc tịch Việt Nam và được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả;
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam và được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả.
Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả như sau:
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 094.780.9996 để được Luật sư tư vấn và giải đáp chi tiết.