Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc, tuy nhiên việc này lại rất quan trọng để bước đầu đánh giá về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và hầu hết được sử dụng trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ.
Cách tra cứu nhãn hiệu trực tuyến chính xác
Đây là phương pháp tra cứu sơ bộ và được thực hiện thông qua website của Cục Sở hữu trí tuệ. Việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến này hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên chúng ta nên lưu ý miễn phí thì sẽ không chất lượng và đồng nghĩa tính chính xác KHÔNG CAO, chỉ rơi vào khoản 30% – 45%.
Luật Trí Tuệ sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết nhất để tra cứu nhãn hiệu online tại website thuộc sở hữu và quản lý của Cục sở hữu trí tuệ qua các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Thư viện số về Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (IP LIB)
Để tra cứu trực tuyến, chúng ta truy cập vào website theo đường dẫn: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Tại đây chúng ta có thể tra cứu được những nhãn hiệu mới hoặc nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.
Hệ thống sẽ hiển thị giao diện tra cứu như hình dưới:
Bước 2: Điền thông tin nhãn hiệu cần tra cứu
Tại giao diện tra cứu, có rất nhiều trường để chúng ta lựa chọn. Tùy vào nhu cầu, mục đích và lượng thông tin cần biết để chúng ta lựa chọn các trường tương ứng.
Có thể chọn một hoặc nhiều trường để tra cứu với các điều kiện: Và/Hoặc/Và không/Hoặc không. Các trường tra cứu gồm:
– Nhãn hiệu tìm kiếm;
– Nhóm SP/DV;
– Phân loại hình;
– Tên sản phẩm/dịch vụ;
– Từ khoá tìm kiếm;
– Đại diện SHTT( tên ngắn);
– Số đơn;
– Người nộp đơn;
– Địa chỉ người nộp đơn;
– Ngày nộp đơn;
– Mã nước của người nộp đơn;
– Mã tỉnh của người nộp đơn;
– Số bằng;
– Ngày cấp bằng;
– Số đơn quốc tế;
– Số đơn ưu tiên;
– Ngày ưu tiên;
– Tên chủ văn bằng;
– Địa chỉ chủ văn bằng;
– Mã nước chủ văn bằng;
– Mã tỉnh chủ văn bằng;
– Số công báo A;
– Ngày công báo A;
– Số công báo B;
– Ngày công báo B.
Theo kinh nghiệm của Luật Trí Tuệ, đối với nhãn hiệu chữ khi tra cứu chúng ta cần quan tâm và điền các trường: “Nhãn hiệu tìm kiếm”; “Nhóm SP/DV” hoặc đối với nhãn hiệu gồm cả phần hình và phần chữ thì ngoài 2 trường này chúng ta cần quan tâm thêm trường “Phân loại hình” để tìm được những nhãn hiệu cùng loại sát nhất với loại hình của kinh doanh, hoạt động của mình.
“Phân loại hình” là việc sử dụng một mã số định danh để miêu tả hình ảnh của nhãn hiệu quy định tại Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu (theo Thoả ước Vienna).
Bước 3: Nhấn “Tìm kiếm”
Khi đã nhập thông tin đầy đủ, chúng ta nhấn “Tìm kiếm” để tra cứu nhãn hiệu, hệ thống sau đó sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm sát nhất với thông tin vừa nhập vào các trường tương ứng.
Ví dụ tra cứu nhãn hiệu “cocacola” của Công ty.. thì nhập thông tin như sau:
– Nhãn hiệu tìm kiếm: cocacola
– Nhóm SP/DV: 32 (Toàn bộ hàng hóa nhóm này kể cả bia, nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; đồ uống hoa quả và nước ép hoa quả, xi rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống).
Kết quả tra cứu hiển thị như hình dưới:
Click vào “số đơn” để kiểm tra thông tin của nhãn hiệu như: Loại nhãn hiệu, Màu nhãn hiệu, Nhóm SP/DV, Người nộp đơn/Chủ sở hữu, Ngày cấp bằng, Ngày hết hạn,…
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Luật Trí Tuệ
Để đơn giản hóa thủ tục và khả năng chính xác của việc tra cứu thì quý khách nên ủy quyền cho Luật Trí Tuệ thực hiện việc này.
Luật sư chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu nhãn hiệu trực tuyến trên công thông tin IP LIB, cùng với kinh nghiệm Luật sư sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu được chính xác nhất. Để chắc chắn hơn, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đảm bảo kết quả tra cứu cho quý khách, tính chính xác sẽ trên 95%.
Nếu quý khách có nhu cầu, liên hệ cho chúng tôi qua Hotline/Zalo: 094.780.9996 Luật sư sẽ tư vấn chi tiết và báo phí cụ thể.
>>Tham khảo: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Luật Trí Tuệ