Nhãn hiệu tập thể được tổ chức đăng ký cho các thành viên của mình có thể sử dụng, nhiều tổ chức đã nhận thấy sự quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu trong việc kinh doanh, sản xuất chính vì thế rất trú trọng đến công tác bảo vệ này. Luật Trí Tuệ sẽ nêu các quy định liên quan và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể mới nhất theo quy định.
Nhãn hiệu tập thể là gì ?
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Cũng giống như các loại nhãn hiệu khác thì dấu hiệu để tạo nên nhãn hiệu tập thể có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa các dấu hiệu này.
Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
Các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế của tổ chức.
Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu);
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ (01 bản);
– Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện (01 bản);
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (01 bản);
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho hàng hóa/dịch vụ có tính chất đặc thù (01 bản);
– Bản đồ khu vực địa lý nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (01 bản);
– Văn bản của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW cho phép đăng ký nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (01 bản);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu có (01 bản);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có (01 bản).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể
Đối với nhãn hiệu tập thể thì quy trình bảo hộ cũng tương tự với thủ tục đăng ký nhãn hiệu khác và chỉ khác nhau về một số giấy tờ.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ chuẩn bị 01 bộ đầy đủ các giấy tờ theo quy định và được nêu ở trên, sau đó nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Có thể nộp trực tiếp tại trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ ở 3 tỉnh thành trên hoặc gửi qua bưu điện hoặc có thể nộp online thông qua website website: http://dvctt.noip.gov.vn
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Nếu đơn hợp lệ, Cục SHTT thông báo quyết định chấp nhận đơn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ và tiến hành công bố đơn. Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục thông báo từ chối chấp nhận và nêu lý do từ chối bằng văn bản cho người nộp đơn để sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Công bố đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng từ ngày được quyết định hợp lệ từ phía Cục SHTT.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Việc này để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thực hiện là không quá 09 tháng kể từ ngày đơn được công bố.
Nếu nhãn hiệu tập thể trong đơn đáp ứng được các điều kiện và quy định về bảo hộ, Cục SHTT ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục SHTT ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể đó.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 0947809996 Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp và tư vấn chi tiết.