Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng được pháp luật cấp Bằng độc quyền khi chủ sở hữu thực hiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện quy định và nộp phí đầy đủ. Tuy nhiên pháp luật có quy định một số đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể như thế nào thì cùng xem trong bài viết dưới đây.
Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
– Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
Như vậy, nếu kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì sẽ không được bảo hộ theo quy định pháp luật. Vì vậy, chủ sở hữu cần hiểu và biết để có thể tránh phạm phải những điểm này, tránh nguy cơ kiểu dáng công nghiệp không được bảo hộ.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi nào ?
– Không thuộc 1 trong các đối tượng nêu tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ;
– Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp (Chi tiết xem tại đây: Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp);
– Chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lên;
– Chủ đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn theo yêu cầu.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 0822.061.115 để được Luật sư, chuyên viên tư vấn và hỗ trợ giải đáp.