Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các mặt hàng thực phẩm cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, đây là điều kiện để cơ sở hoạt động hợp pháp.
An toàn vệ sinh thực phẩm là gì ?
An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên;
– Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp;
– Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT.
Cơ sở không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Căn cứ Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm thì cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm khi có đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV Luật An toàn thực phẩm;
– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Trình tự, thủ tục đăng ký xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp tại Sở Y tế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn hoặc Sở Công thương đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 3: Trình tự cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
– Nếu đủ điều kiện thì quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Nếu từ chối cấp thì sẽ gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp sửa đổi, bổ sung. Nếu quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo mà cơ sở xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền sẽ hủy hồ sơ, nếu muốn xin cấp tiếp thì phải nộp hồ sơ và chi phí mới.
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm gồm các tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Thời hạn của Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo quy định thì Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn là 03 năm kể từ ngày cấp. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu muốn sử dụng tiếp thì trước 06 tháng tính từ ngày giấy chứng nhận hết hạn cần xin cấp lại theo quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm.
Chi phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021
Căn cứ tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC quy định chi tiết về mức phí đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 150.000 đồng;
– Lệ phí cấp giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/sản phẩm;
– Lệ phí cấp phiếu kết quả thử nghiệm an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/sản phẩm;
– Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/sản phẩm;
Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….được quy định rất rõ tại Thông tư này.
Dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật Trí Tuệ
Công ty Luật Trí Tuệ tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín, chất lượng, chi phí tốt và đảm bảo quý kháchnhận được kết quả nhanh nhất.
– Tư vấn về điều kiện cần có để cơ sở được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Báo phí và ký kết dịch vụ pháp lý;
– Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh rồi đưa ra những tư vấn để quý khách chuẩn bị, sắp xếp và bổ sung những thiết sót đáp ứng được các điều kiện theo quy định để được cấp giấy chứng nhận.
– Luật Trí Tuệ soạn thảo hồ sơ để làm thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ và thông báo, cũng như cử Luật sư, chuyên viên xuống cơ sở để tiếp đoàn kiểm tra;
– Thay mặt nhận giấy phép và bàn giao cho khách hàng khi có kết quả;
– Tư vấn và hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.
Mọi thông tin, vấn đề cần tư vấn liên hệ Hotline/Zalo: 094.780.9996 để được Luật sư giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất.